Tin tức

Cơ thể đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Có cách nào khắc phục?

Cơ thể đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Mồ hôi tiết ra nhiều có cách nào để khắc phục?… Để có thêm nhiều thông tin giải đáp thắc mắc của bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết.

Mục lục

Đổ mồ hôi là gì?

Cơ thể đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát giúp duy trì nhiệt ổn định. Điều này thường sẽ xuất hiện khi bị sốt hoặc hoạt động nhiều ở môi trường nóng bức… Quá trình bài tiết mồ hôi sẽ phụ thuộc vào sự chỉ huy từ hệ thần kinh giao cảm.

Đối với những người mắc chứng đổ mồ hôi nhiều do lượng mồ hôi tiết ra vượt quá nhu cầu của cơ thể liên quan đến thời tiết, vận động. Nguyên nhân phần lớn do hệ giao cảm hoạt động quá mức làm ảnh hưởng đến tín hiệu truyền đi khiến cho mồ hôi bài tiết liên tục không kiểm soát được.

Nhiều vị trí của cơ thể đổ mồ hôi nhiều

Xem thêm:

Cơ thể đổ mồ hôi nhiều có tốt không?

Nếu thấy tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày thí đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của rối loạn hệ thần kinh thực vật hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào đó.

Cụ thể như:

  • Mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi: Đây là bệnh lý có tính di truyền do bị rối loạn hệ thần kinh thực vật. Tại lòng bàn tay, bàn chân, nách, mặt… sẽ thấy xuất hiện nhiều mồ hôi đặc biệt khi tâm trạng căng thẳng sẽ càng tăng tiết mồ hôi
  • Do nhiễm trùng: Nhiễm trùng lao là nguyên nhân gặp phổ biến nhất, chiều tối và nửa đêm là lúc cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhất và kèm theo một số triệu chứng như ớn lạnh, sốt cao, sụt cân, ho thời gian dài…
  • Cường giáp: Ở người mắc cường giáp khi các hormon tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây ra kích thích đến các tuyến mồ hôi và xuất hiện triệu chứng mồ hôi đổ nhiều. Ngay khi cơ thể có các triệu chứng đổ nhiều mồ hôi kèm theo mất ngủ, tim đập nhanh, lo lắng, hồi hộp… Nên đến các cơ sở Y tế để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như tim mạch hay những cơ quan khác
  • Hạ đường huyết: Khi cơ thể bị hạ đường huyết, lượng đường trong máu bị hạ thấp sẽ gây kích thích hệ thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết hormone adrenaline dẫn đến tăng tiết mồ hôi kèm theo tim đập nhanh…
  • Ung thư: Đổ mồ hôi nhiều là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư, đặc biệt đổ mồ hôi vào ban đêm. Một số bệnh ung thư như: Bệnh bạch cầu, u lympho, ung thư máu, u tế bào crom…  Ngoài đổ mồ hôi nhiều sẽ kèm theo các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sưng hạch, sốt cao…
  • Rối loạn nội tiết: Việc thiếu hụt hormone estrogen và testosterone ở cả nam và nữ làm cho cơ thể truyền thông tin sai lệch đến não, lúc này não cho rằng cơ thể đang bị nóng nên cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt
  • Bệnh đái tháo đường: Có thể đổ mồ hôi nhiều là biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh đái tháo đường
  • Cơ thể có rối loạn chuyển hóa đường huyết nên gây biến chứng lên hệ thần kinh, đồng thời kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động không đúng khiến rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm đau hay thuốc chống trầm cảm…

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra tăng tiết mồ hôi mà chưa được liệt kê ở trên như: Tâm lý bị ảnh hưởng, xúc động mạnh, lo lắng, căng thẳng quá mức, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, người thừa cân béo phì…

Tốt nhất ngay khi thấy cơ thể đổ mồ hôi nhiều bất thường trong một thời gian mà không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến các cơ sở Y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm.

Thay đổi lối sống sinh hoạt là một trong những cách để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều

Cách khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều

Để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi nhiều có thể thử một số biện pháp sau:

Thay đổi lối sống

  • Nên lựa chọn trang phục thoáng khí: Mặc quần áo bằng chất liệu cotton hoặc vải tự nhiên để giúp cơ thể thoát nhiệt tốt không gây bí rít, nóng bức
  • Giữ mát cơ thể bằng cách sử dụng quạt, điều hòa hoặc ngồi ở nơi mát mẻ khi thời tiết nóng

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

  • Sử dụng sản phẩm chứa aluminum chloride để ngăn tiết mồ hôi cơ thể
  • Lựa chọn sản phẩm khử mùi hiệu quả để kiểm soát mùi cơ thể

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tránh thực phẩm kích thích, đồng thời hạn chế đồ uống gây hại cho sức khỏe có chứa caffeine, thức uống có cồn và thực phẩm cay nóng
  • Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít để bổ sung đủ nước giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ

Giảm stress

  • Thực hành thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng như tập Yoga, thiền, hoặc các bài tập hít thở sâu, đọc sách, nghe nhạc để có thể giúp giảm căng thẳng, từ đó giảm tiết mồ hôi

Thăm khám bác sĩ

  • Nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng người

Điện di

  • Sử dụng liệu pháp điện di. Đây là phương pháp này sẽ áp dụng cho những người đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân nhằm giảm tiết mồ hôi

Hy vọng các thông tin được chuyên trang chăm sóc sức khỏe cá nhân chia sẻ có thể giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Cơ thể đổ mồ hôi nhiều có tốt không? Ngoài ra còn biết đến một số cách khắc phục tình trạng tăng tiết mồ hôi cho cơ thể hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)
Mai

Share
Published by
Mai

Recent Posts

Cách điều trị khi cơ thể mất cân bằng âm dương

Sự cân bằng âm dương của cơ thể có liên quan đến sự trao đổi…

2 tháng ago

Xông hơi có tác dụng gì cho cơ thể?

Xông hơi là gì? Xông hơi có tác dụng gì cho cơ thể? Có lưu…

2 tháng ago

Các phương pháp thiết lập giờ sinh học cho cơ thể

Giờ sinh học của cơ thể có vai trò trong việc xác định chu kỳ…

2 tháng ago

Phải làm sao khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân?

Vì sao bị bầm tím dưới da? Phải làm sao khi cơ thể bị bầm…

2 tháng ago

Dấu hiệu suy nhược cơ thể như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Suy nhược cơ thể là tình trạng khá phổ biến và diễn ra ở nhiều…

2 tháng ago

Nguyên tắc để bổ sung kali cho cơ thể và những điều cần lưu ý

Kali là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể đem lại nhiều…

2 tháng ago