dau-hieu-suy-nhuoc-co-the
Posted By Mai Posted On

Dấu hiệu suy nhược cơ thể như thế nào? Cách điều trị ra sao?

Suy nhược cơ thể là tình trạng khá phổ biến và diễn ra ở nhiều người. Vậy suy nhược cơ thể là gì? Dấu hiệu suy nhược cơ thể như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thông tin về suy nhược cơ thể.

Mục lục

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể đều có thể xảy ra ở cả nam và nữ, độ tuổi từ 20 – 40 sẽ có nguy cơ gặp phải những dấu hiệu suy nhược cơ thể.

Khi mắc tình trạng suy nhược cơ thể nếu không khắc phục sớm bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, đồng thời xuất hiện thêm những triệu chứng khác như sợ hãi, sống khép kín, gặp ác mộng về đêm, ít muốn tiếp xúc với người khác…

Suy nhược cơ thể là trạng thái cơ thể bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau như stress, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật hoặc lối sống không lành mạnh… Một số những nguyên nhân gây suy nhược cơ thể có thể bao gồm:

  • Do chế độ dinh dưỡng kém khiến cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất
  • Căng thẳng kéo dài do áp lực từ công việc hoặc cuộc sống hàng ngày
  • Người mắc những bệnh lý mãn tính hoặc bị nhiễm trùng
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ, không ngon giấc

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy nhược cơ thể khác chưa được liệt kê ở trên, bạn đọc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

dau-hieu-suy-nhuoc-co-the1
Mệt mỏi, uể oải là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng suy nhược cơ thể

Xem thêm:

Dấu hiệu suy nhược cơ thể

Các dấu hiệu nhận biết rõ tình trạng suy nhược cơ thể như:

  • Cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon miệng, không muốn vận động
  • Đau nhức cơ thể, ngay cả khi được nghỉ ngơi vẫn luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau nhức, uể oải
  • Dễ bị cảm cúm, hoặc lây nhiễm những bệnh lý đường hô hấp, rối loạn đường tiêu hóa do hệ miễn dịch kém
  • Da dẻ thiếu sức sống, nhợt nhạt
  • Mất ngủ thường xuyên, không có cách nào để cải thiện được giấc ngủ
  • Trọng lượng cơ thể bị giảm sút nhanh chóng, biếng ăn kéo dài và cơ thể thiếu sức sống

Những đối tượng dễ bị suy nhược cơ thể

Việc nhận biết dấu hiệu cơ thể không quá khó, đặc biệt dễ phát hiện ở những đối tượng như:

  • Người có bệnh nền, đặc biệt người mắc tiểu đường type 2
  • Trường hợp thường xuyên ốm vặt, khả năng miễn dịch kém
  • Người phải làm việc thường xuyên với cường độ cao, quá sức, không được ăn uống điều độ, không dành thời gian cho nghỉ ngơi
  • Người lao động nặng tuy nhiên chế độ dinh dưỡng không đủ để đảm bảo cung cấp đủ khoáng chất, vitamin
  • Người già, tuổi cao hoặc phải ăn kiêng do có nhiều bệnh lý nền khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng

Bất cứ ai đều có thể rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể do không xây dựng chế độ chăm sóc bản thân đúng cách, làm việc áp lực trong thời gian dài, người đang trong chế độ ăn kiêng… Mỗi người sẽ có mức độ suy nhược cơ thể khác nhau.

Suy nhược cơ thể có nguy hiểm không?

Trong trường hợp không xử lý sớm tình trạng bị suy nhược cơ thể sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Giảm sức đề kháng bởi vậy cơ thể sẽ dễ mắc nhiễm trùng hay các bệnh khi thời điểm giao mùa
  • Rối loạn tâm lý dễ gây ra những bệnh như trầm cảm, lo âu hoặc mắc nhiều những vấn đề tâm lý khác
  • Vấn đề về tiêu hóa: Dễ gặp các rối loạn như chán ăn, đầy hơi hoặc tiêu chảy
  • Suy giảm chức năng các cơ quan do cơ thể không đủ để cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng, các cơ quan không thể hoạt động tốt
  • Khó phục hồi sức khỏe: Nếu không được điều trị, tình trạng có thể kéo dài, khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn

Do đó, nếu cơ thể đang xuất hiện các triệu chứng của dấu hiệu suy nhược nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị và phục hồi kịp thời.

dau-hieu-suy-nhuoc-co-the1
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng các loại thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng suy nhược cơ thể

Điều trị chứng suy nhược cơ thể

Tình trạng suy nhược sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc, đời sống. Do đó cần xác định chính xác nguyên nhân để từ đó thay đổi lối sống hoặc nhờ đến sự can thiệp từ Bác sĩ chuyên khoa.

Cụ thể một số biện pháp điều trị chứng suy nhược cơ thể hiện nay như:

Điều trị bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau xanh, protein (thịt, cá, đậu) và ngũ cốc nguyên hạt
  • Uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít/ ngày để duy trì cơ thể luôn đủ nước
  • Tăng cường hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hay bơi lội để cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Thiết lập thói quen ngủ đều đặn và tạo môi trường ngủ thoải mái. Ngủ từ 7 – 8 tiếng/ ngày để giúp tái tạo năng lượng

Điều trị bằng tâm lý

  • Trường hợp nguyên nhân gây ra suy nhược do tâm lý, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cách thức điều trị để phù hợp hơn và có hiệu quả
  • Đồng thời khuyến khích bệnh nhân tích cực chia sẻ về cuộc sống, công việc với bạn bè, người thân để tinh thần sẽ bớt bi quan đi, dần tìm lại được niềm vui

Sử dụng thuốc khi cần thiết

  • Với những bệnh nhân suy nhược cơ thể do bệnh lý sẽ cần điều trị bằng thuốc, theo đó sẽ tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong việc dùng thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu chất.

Để có phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây suy nhược và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn nếu có.

Qua bài viết này được chia sẻ chi tiết bởi chuyên trang chăm sóc sức khỏe cá nhân, giúp bạn đọc nắm rõ hơn thông tin về dấu hiệu suy nhược cơ thể, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên đi kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân, có phương án điều trị sớm.

Rate this post