co-the-bi-bam-tim-khong-ro-nguyen-nhan
Posted By Mai Posted On

Phải làm sao khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân?

Vì sao bị bầm tím dưới da? Phải làm sao khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân? Có những trường hợp cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm bởi vậy cần phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị đúng cách để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Mục lục

Bị bầm tím không rõ nguyên nhân thường do đâu? 

Bầm tím không rõ nguyên nhân là tình trạng diễn ra khá phổ biến do những tổn thương vật lý trong quá trình lao động té ngã hoặc tập thể dục.

Tuy nhiên có những trường hợp triệu chứng bầm tím không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do đó cần phát hiện sớm nguyên nhân gây ra để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số những nguyên nhân gây ra tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân như:

Do thiếu hụt vitamin

  • Cơ thể thiếu Vitamin K, Vitamin C sẽ làm giảm đi khả năng đông máu và dễ gây ra tình trạng bầm tím xuất hiện trên bề mặt da

Do rối loạn đông máu

  • Có nhiều những bệnh lý về máu như hemophilia hoặc các vấn đề về tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra bầm tím

Tác dụng phụ của thuốc

  • Một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, hoặc corticosteroid trong quá trình sử dụng có thể làm tăng nguy cơ bầm tím

Do lão hóa

  • Da và mạch máu trở nên mỏng hơn theo tuổi tác, khiến bầm tím dễ xảy ra hơn

Mắc các bệnh lý

  • Do cơ thể mắc các bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận, hoặc ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu và làm tăng nguy cơ xuất hiện vết bầm tím.
  • Người mắc bệnh đái tháo đường sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, xuất hiện bầm tím bất thường, thị lực suy giảm, khát nước…

Chấn thương nhẹ

  • Có những trường hợp bị bầm tím trên da do va chạm và có thể biến mất sau một thời gian

Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để nhận tư vấn chính xác nguyên nhân và cách điều trị.

co-the-bi-bam-tim-khong-ro-nguyen-nhan1
Những trường hợp nào dễ mắc bầm tím không rõ nguyên nhân?

Xem thêm:

Những ai dễ xuất hiện các vết bầm tím?

Ở lứa tuổi nào cũng có thể xuất hiện tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân, tuy nhiên nổi bật hơn sẽ có một số đối tượng thường xuyên bị bầm tím như:

  • Người cao tuổi do cấu trúc bảo vệ da, mô mỡ bảo vệ mạch máu đã bị suy giảm theo thời gian
  • Chị em phụ nữ có làn da mỏng nên dễ bị bầm tím mà không biết nguyên nhân do đâu
  • Gen di truyền hoặc mắc các rối loạn di truyền như Von Willebrand sẽ ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dễ dẫn đến tình trạng bầm tím.

Khi nào nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa?

Việc bầm tím không rõ nguyên nhân trong trường hợp lành tính sẽ biến mất sau khoảng một thời gian, tuy nhiên nếu thấy xuất hiện triệu chứng dưới đây nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng cách, cụ thể như:

  • Bầm tím không rõ nguyên nhân suốt thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Trên cơ thể lộ rõ mao mạch máu
  • Chảy máu chân răng
  • Sưng chân kèm theo đau
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thị lực bị ảnh hưởng
co-the-bi-bam-tim-khong-ro-nguyen-nhan2
Nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân

Phải làm sao khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân?

Ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng của cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân có thể thực hiện các cách để khắc phục như:

Theo dõi triệu chứng

  • Trước tiên cần ghi lại thời điểm xuất hiện bầm tím, màu sắc, vị trí vết bầm, kịch thước và theo dõi tình trạng có lan rộng hay suy giảm đi không

Nghỉ ngơi

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động thể chất mạnh nhằm giảm áp lực lên vùng cơ thể bị bầm tím

Chườm lạnh

  • Chườm lạnh là một cách khắc phục giảm thâm tím hiệu quả. Dùng túi nước đá, túi gel lạnh hay khăn ướt để áp lên vùng da bị bầm tím từ 10 – 20 phút nhằm giảm sưng và phục hồi cơ thể nhanh hơn
  • Với độ lạnh của đá sẽ giúp cho những tế bào thần kinh, dây thần kinh ở vùng da bị bầm tím, đồng thời thu nhỏ mạch máu dưới da nhằm giảm sự chảy máu cục bộ. Mặc dù vậy không nên chườm lạnh quá lâu bởi sẽ gây ra tổn thương da hoặc hoại tử mô

Chườm nóng tan vết bầm

  • Chườm nóng là một trong những cách để làm tan vết bầm có thể áp dụng với mọi lứa tuổi như trẻ em, người lớn.
  • Khi chườm nóng ở vùng bị thương, nhiệt độ ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm và tan vết bầm trong thời gian ngắn
  • Có thể sử dụng túi chườm, chai đựng nước ấm hoặc đèn sưởi ở nhiệt độ vừa phải. Chú ý không nên chườm quá nóng vì sẽ gây bỏng da. Tốt nhất nên chườm từ 15 – 20 phút, sau từ 2 – 3 giờ lặp lại để có hiệu quả tốt nhất

Sử dụng thuốc giảm đau

  • Trong trường hợp vết bầm tím gây ra đau có thể sử dụng thuốc giảm đau có thành phần paracetamol. Không nên sử dụng thuốc giảm đau có thành phần aspirin vì nó có thể làm tăng nguy cơ bầm tím

Tăng cường dinh dưỡng

  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, vitamin, thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C và K để hỗ trợ quá trình lành vết bầm

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

  • Vết bầm kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu bất thường, mệt mỏi nên đến cơ sở Y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng cơ thể bầm tím không rõ nguyên nhân

Việc khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh lý nguy hiểm.

Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ từ chuyên trang chăm sóc sức khỏe cá nhân về vấn đề: Khi cơ thể bị bầm tím không rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng này và có những kế hoạch chăm sóc tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)