Posted By Huệ Posted On

Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Nếu bạn đang phân vân đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì cho nhanh khỏi thì nên tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho riêng mình nhé.

Mục lục

Thế nào là đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc. Đó là khi lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (hay lòng trắng) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. 

Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian ngắn đau mắt đỏ có khả năng bùng phát thành ổ dịch bởi rất dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc. 

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể sản sinh ra miễn dịch trọn đời với bệnh này. 

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ

Dau-mat-do-nho-thuoc-gi
Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì

Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt nhân tạo nào tốt nhất hiện nay

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ, ta có thể chia chúng thành 3 nhóm tác nhân chính sau: Vi khuẩn, virus và dị ứng.

Vi khuẩn

Các viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra đều có thể gây biến chứng ở giác mạc. Những vi khuẩn gây đau mắt đỏ thường gặp là:

– Tụ cầu vàng: Thường liên quan đến cả viêm bờ mi.

– H. Influenzae: Hay gặp ở trẻ em, kèm theo viêm tai giữa.

– S. Epidermidis.

– Phế cầu.

– Moraxella catarrhalis.

Ngoài ra còn có đau mắt đỏ do lậu cầu. Nó cũng thuộc vi khuẩn nhưng được xếp ra riêng vì khả năng loét và nguy cơ thủng giác mạc rất nhanh, đặc biệt có liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

Virus

Đây là nhóm tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất, chiếm đến hơn 80% các trường hợp. Phổ biến nhất trong số đó chính là Adenovirus gây nên viêm kết mạc – giác mạc dịch. Ít phổ biến hơn là Enterovirus, Coxsackie và virus Herpes.

Đau mắt đỏ do virus thường tự giới hạn, nặng lên trong 4 – 7 ngày và khỏi sau 2 -3 tuần. Tuy nhiên, bệnh lại có tính lây nhiễm mạnh qua dịch tiết hoặc khi ho hắt hơi. Vì thế nên cần tránh chạm tay vào mắt, bắt tay hoặc dùng chung khăn mặt.

Dị ứng

Đây là tình trạng khá phổ biến với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Các tác nhân gây dị ứng vô dùng nhiều và khó xác định như: Bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc, hóa chất,… Người bệnh thường hay bị viêm kết mạc tái phát hoặc kéo dài, có khi lên đến nhiều tháng. Khi viêm kết mạc kéo dài trên 6 tháng thì không thể là do vi khuẩn hay virus mà phải nghĩ đến tác nhân dị ứng.

Các loại thuốc bổ trợ điều trị đau mắt đỏ

Can-trong-khi-lua-chon-thuoc-dieu-tri-dau-mat-do
Cẩn trọng khi lựa chọn thuốc điều trị đau mắt đỏ

Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt Alcon có tốt không?

Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên vẫn còn đó những loại thuốc hạn chế sự tác động của virus cũng như phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.

  • Thuốc kháng sinh: Nếu dùng kháng sinh, người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ và lưu ý kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Một số các loại kháng sinh có thể sử dụng điển hình như: tobramycine 0.3% (toeycine), polymycine B và neomycine (cebemycine), quinolone (vigamox, oflovid, okacin).
  • Thuốc hạn chế virus phát triển: Một vài loại thuốc đang có hiện nay như acyclovir, zovirax… chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi phát tác của virus.
  • Nước muối sinh lý 0,9%: Có tác dụng rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu cơn đau khi trong giai đoạn mắt bị cộm rát khó chịu.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng thuốc để điều trị rất quan trọng. Nhưng việc sử dụng từng loại thuốc để điều trị cần lưu ý những điều sau đây

  • Đối với thuốc nhỏ mắt Natri Clorid, có thể nhỏ 3 – 5 lần/ ngày. Nhưng đối với các loại thuốc nhỏ mắt chuyên trị, cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý khi phải nhỏ 3 – 4 loại thuốc khác nhau thì không nên nhỏ cùng lúc. Điều này là do khả năng làm pha loãng thuốc. Đồng thời sẽ làm thuốc sau rửa trôi thuốc trước.
  • Do vậy, mỗi thuốc nên nhỏ cách nhau nửa giờ.
  • Trường hợp nếu sử dụng song song 2 loại thuốc nước và thuốc mỡ. Người bệnh nên sử dụng thuốc nước trước. Tiếp sau đó khoảng 3  phútsau mới sử dụng thuốc mỡ để tránh thuốc mỡ ngăn cản sự hấp thu của thuốc nước.

Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng vẫn nên điều trị sớm để tránh gây trở ngại đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

2/5 - (2 bình chọn)