thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc
Posted By Phương Posted On

Tìm hiểu một số loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một bệnh lý về mắt với các triệu chứng đau mắt, ngứa mắt gây khó chịu cho người bệnh. Hãy tìm hiểu về các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc trong bài viết dưới đây.

Mục lục

Tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc

Kết mạc hay giác mạc là một lớp màng mỏng, trong và bóng, che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong của mí mắt. Nhiệm vụ của kết mạc là bảo vệ, bôi trơn nhãn cầu mắt để mắt hoạt động tốt hơn.

Khi giác mạc bị viêm do nhiều tác nhân gây ra thì gọi là viêm giác mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Triệu chứng của viêm kết mạc mắt thường là: giác mạc mắt đỏ, đau mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, giảm thị lực, hay bị chói mắt, phù mi mắt, mắt tiết dịch màu vàng xanh…

Đây là bệnh thường gặp, điều trị không quá khó nhưng dễ tái phát và lan rộng. Do đó, người bệnh nên tự có biện pháp bảo vệ, cách ly để tránh lây bệnh sang những người xung quanh.

Khi bị bệnh này, việc dùng thuốc là cần thiết để làm giảm triệu chứng và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cần dùng thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng gây hại cho mắt.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc, đó là:

– Nguyên nhân do vi khuẩn gây ra: Các loại vi khuẩn gây ra viêm kết mạc bao gồm: tụ cầu, influenza, hemophilus… Viêm kết mạc có thể gây tổn thương nặng khi không được điều trị kịp thời. Bệnh lây khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc các vật dụng có dính dịch tiết chạm vào mắt của người bệnh.

– Nguyên nhân do virus: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất đối với bệnh nhân bị viêm giác mạc, trong đó chủ yếu là virus Adenovirus, chiếm tới 80%. Bệnh thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh.

– Do các tác nhân khác: Các tác nhân khác cũng có thể gây ra viêm kết mạc như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, thuốc, mỹ phẩm… Bệnh tuy không lây lan nhưng nếu muốn điều trị dứt điểm, việc tìm ra được tác nhân gây dị ứng là vô cùng quan trọng. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần và có thể theo mùa.

thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạcTìm hiểu một số loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0 9

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc 

Tùy thuộc vào tác nhân gây viêm kết mạc sẽ có các triệu chứng khác nhau:

– Viêm kết mạc do bị nhiễm khuẩn: Người bệnh sẽ xuất hiện rỉ mắt màu xanh hoặc vàng và dính vào 2 mí mắt khi thức dậy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kết mạc mắt đỏ… Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm loét giác mạc, hay làm giảm thị lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

– Viêm kết mạc mắt do virus: Biểu hiện của viêm kết mạc mắt do virus thường là ngứa mắt, cảm giác cộm khi nhắm mắt và chảy nước mắt liên tục. Bên cạnh đó, mắt của người bệnh cũng sẽ phù ở chân mi kèm theo các triệu chứng đi kèm như: ho, sổ mũi, hắt hơi, viêm họng và hạch. Nếu không được điều trị bệnh sẽ xảy ra các biến chứng như: giảm thị lực, chói mắt, thâm nhiễm giác mạc.

– Viêm kết mạc do dị ứng: Bệnh thường xuất hiện theo mùa và hay tái phát nhiều lần, với biểu hiện là hay chảy nước mắt, ngứa mắt. Bệnh thường xảy ra ở cả hai mắt.

Các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc 

Để điều trị bệnh viêm giác mạc, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Trong đó, thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc là dung dịch vô trùng và có tác dụng điều trị các bệnh về mắt. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp.

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Thuốc kháng sinh hiệu quả trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, các loại kháng sinh phổ rộng thường có trong thành phần của thuốc như: ofloxacin, neomycin, tobramycin, polymyxin B, sulfacetamid… Các loại thuốc nhỏ mắt viêm giác mạc này có hiệu quả khá nhanh, nhưng khuyến cáo không sử dụng trong thời gian quá 1 tuần.

Thuốc nhỏ mắt kháng viêm

Đây là dạng thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần là corticoid như: fluoromethason, dexamethasol, prednisolon… hay thuốc kháng viêm NSAID (Indomethacin hoặc Diclofenac)… Thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng nên thuốc thường được sử dụng với mục đích giảm bớt sưng đỏ ở mắt do viêm kết mạc gây ra.

Tuy nhiên, do loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc này chứa corticoid nên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc không nên sử dụng trong thời gian dài để tránh biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể…

Thuốc kháng Histamine H1

Với viêm kết mạc do dị ứng, thuốc kháng Histamin H1 sẽ được chỉ định điều trị. Thành phần của thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dị ứng này thường chứa các dược chất như chlorpheniramine, antazoline, diphenhydramine… Những người bị viêm kết mạc nhưng bị viêm tiền liệt hoặc tăng nhãn áp thì không nên sử dụng thuốc kháng Histamin H1 để điều trị.

Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng

Nếu nguyên nhân gây viêm kết mạc là do kích ứng thì thuốc nhỏ mắt nhân tạo chứa các chất bôi trơn sẽ có hiệu quả tốt. Thành phần của loại thuốc này này gồm: Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol… ngăn ngừa khô mắt hoặc naphazoline, tetrahydrozoline để chống sung huyết mắt.

Thuốc nhỏ mắt kết hợp

Đây là loại thuốc mà trong thành phần là sự kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc với nhau như  thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng sinh… giúp tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạcTìm hiểu một số loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Xem thêm: Bật mí cách trị mụn bằng thuốc nhỏ mắt hiệu quả

Cách chăm sóc khi bị bệnh viêm giác mạc

Khi bị viêm giác mạc, người bệnh cần đặc biệt chú trọng tới việc vệ sinh mắt hàng ngày và phòng ngừa bệnh lây lan cho người khác. Bạn cần lưu ý một số vấn đề trong quá trình chăm sóc như:

  • Không dùng tay hoặc đồ vật dụi, chạm vào mắt, cần mang kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài hoặc làm việc có nguy cơ gây hại cho mắt.
  • Khi nhỏ thuốc, không nên chạm đầu lọ thuốc nhỏ mắt vào mắt hoặc mi mắt, bởi việc này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bẩn lọ thuốc.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, kính mắt, chậu rửa mặt, thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, vỏ gối…
  • Không nên đeo kính áp tròng cho tới khi hết nhiễm trùng. Sau khi đeo kính áp tròng lại, bạn cần khử trùng và vệ sinh kính thật kỹ lưỡng.
  • Chườm ấm hoặc chườm ấm lên mắt, dùng nước mắt nhân tạo khi bị viêm kết mạc dị ứng để làm giảm triệu chứng và tạo cảm giác dễ chịu hơn.
  • Cần loại bỏ các tác nhân gây ra tình trạng viêm kết mạc như: bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm… bằng cách dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nên đóng bớt cửa sổ, tránh nuôi và tiếp xúc với chó mèo…
  • Khi bị viêm kết mạc, người bệnh nên vệ sinh mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Nên sử dụng nhiều lần để làm sạch mắt và giảm kích ứng mắt.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
  • Nếu cảm thấy việc dùng thuốc nhỏ mắt quá khó khăn, bạn có thể hỏi bác sĩ về cách chữa viêm giác mạc bằng thuốc mỡ kháng sinh. Thuốc này sử dụng bằng cách thoa một lớp mỏng lên nơi tiếp giao của hai mí mắt để tan chảy và đi vào mắt.

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc và cách chăm sóc mặt khi bị bệnh.

Rate this post