Posted By Huệ Posted On

Các dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Hãy bổ sung ngay

Nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì và cân bằng hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.  Thiếu nước sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Để tìm hiểu những dấu hiệu cơ thể thiếu nước, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục lục

Vai trò của nước trong cơ thể

Thành phần trong cơ thể của con người được cấu tạo từ 2/3 là nước, do đó cơ thể không thể tồn tại được nếu thiếu nước quá 72 giờ. Do hoạt động của mọi bộ phận, cơ quan và các tế bào của cơ thể đều phụ thuộc đáng kể vào nước.

Dưới đây là những lợi ích của việc uống nước:

  • Cân bằng chất lỏng trong cơ thể
  • Điều chỉnh và duy trì nhiệt độ cơ thể
  • Hỗ trợ loại bỏ các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa, duy trì cân nặng
  • Kiểm soát lượng calo
  • Giữ cho làn da căng mướt, trẻ trung
  • Bảo vệ và bôi trơn cho các mô, tủy sống và khớp…

Tóm lại chức năng của các cơ quan trong cơ thể phụ thuộc rất lớn vào nước, do đó việc bổ sung nước là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.

Dau-hieu-co-the-thieu-nuoc-la-gi
Dấu hiệu cơ thể thiếu nước là gì?

Xem thêm: Các chỉ số cơ thể chuẩn phổ biến và công thức tính?

Các dấu hiệu cơ thể thiếu nước

Đi tiểu ít

Trung bình người khỏe mạnh sẽ đi tiểu khoảng từ 6-7 lần/ngày, và con số này có thể là khác nhau phụ thuộc vào lượng nước mà họ uống trong ngày. Tuy nhiên nếu bạn đi tiểu dưới 3 lần/ngày thì rất có thể là cơ thể bạn đang bị thiếu nước.

Việc có thói quen uống ít nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận, nó sẽ gây cản trở đến quá trình bài tiết và loại bỏ cặn bã ra khỏi cơ thể. Do vậy bạn nên bổ sung nhiều nước ngay từ bây giờ nhé.

Nhức đầu

Cơ thể thiếu nước cũng sẽ làm bạn bị đau đầu, tình trạng này thường xảy ra khi bạn thay đổi tư thế vận động như cúi gập người, khi đi lên xuống cầu thang hay đơn giản là đứng lên ngồi xuống. Để giảm bớt tình trạng này bạn cố gắng duy trì thói quen uống đủ nước hàng ngày.

Họng khô

Việc giảm tiết nước bọt sẽ làm cho bạn bị khô họng. Việc bạn cần làm ngay lúc này chính là uống thật nhiều nước lọc để bổ sung.

Da khô

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước tiếp theo chính là làn da bị khô. Lúc này ngoài việc khắc phục bằng cách bôi kem dưỡng ẩm thì bạn nên tăng lượng nước uống hàng ngày để giúp da trở nên mềm mịn, mượt mà hơn.

Thường xuyên cảm thấy đói

Bạn vừa mới ăn xong nhưng vẫn cảm thấy đói, thay vì tìm thứ gì đó để ăn tiếp thì bạn nên uống ly nước lọc, vì đó có thể là dấu hiệu thiếu nước. Việc uống nước vào sẽ làm thỏa cơn đói của bạn.

Nước tiểu có màu khác thường

Để  phát hiện cơ thể có bị thiếu nước hay không bạn có thể quan sát màu sắc của nước tiểu. Thông thường nước tiểu của người khỏe mạnh, uống đủ nước có màu trắng, ngã vàng. Còn người thiếu nước nước tiểu thường có màu vàng sậm, nâu sẫm và đục,…

Đau khớp và cơ

Nếu cơ thể thiếu nước sẽ làm gia tăng việc ma sát giữa các cơ xương gây tình trạng đau khớp, bởi vì khớp và sụn được làm từ 80% là nước. Do đó việc bổ sung đầy đủ nước sẽ khiến cho các khớp dễ dàng chuyển động và thực hiện hoạt động thể chất mà không gây đau.

Ngoài ra, nếu cơ thể thiếu nước bạn cũng có thể có các dấu hiệu như co thắt cơ, bị chuột rút,…

Ù tai, hoa mắt

Nếu cơ thể được cung cấp đủ nước thì hệ tuần hoàn sẽ được lưu thông một cách dễ dàng, máu được lưu thông đầy đủ đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh điều khiển thính giác. Do vậy nếu cơ thể thiếu nước sẽ có dấu hiệu hoa mắt, ù tai.

Nhịp tim tăng nhanh

Dam-bao-uong-2-3-lit-nuoc-moi-ngay-de-co-the-khoe-manh
Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh

Xem thêm: Chỉ số mỡ trong cơ thể là gì và tính chỉ số mỡ như thế nào?

Nhịp tim cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn lười uống nước. Cụ thể, nếu thiếu nước làm giảm thể tích huyết tương và làm cho máu nhớt hơn, gây ảnh hưởng tới việc lưu thông máu, khiến cho nhịp tim tăng nhanh.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng khi cơ thể mất nước, nhịp tim sẽ thay đổi ba nhịp mỗi phút cho mỗi 1% trọng lượng của cơ thể.

Ngoài ra thiếu nước cũng làm thay đổi nồng độ điện giải trong cơ thể, gây hạ huyết áp và làm cho tim đập nhanh hơn bình thường, từ đó khiến cho bạn cảm thấy luôn lo lắng, hồi hộp, thậm chí sợ hãi và hoảng loạn.

Lão hóa sớm

Lượng nước được tích trữ trong cơ thể chúng ta theo tuổi tác sẽ bị giảm dần, do vậy để có cơ thể khỏe mạnh và không bị lão hóa sớm bạn nên tăng cường bổ sung lượng nước vào mỗi ngày.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?

Để giúp đảm bảo duy trì sức khỏe bạn nên xác định lượng nước nên uống hàng ngày. Thông thường chúng ta chỉ uống nước khi cảm thấy khát, nhưng thực tế là ngay cả khi không thấy khát thì cơ thể vẫn cần bổ sung thêm nước. Lượng nước bổ sung đối với nam, nữ sẽ có sự khác nhau, đối với đàn ông lượng nước nên bổ sung hàng ngày là 3,7 lít (tương đương 15,5 cốc), còn đối với phụ nữ lượng nước là 2,7 lít (khoảng 11,5 ly nước).

Để bổ sung nước cho cơ thể, ngoài nước lọc bạn cũng có thể bổ sung nước bằng các loại đồ uống khác hoặc thực phẩm dạng nước như canh, súp…. Trường hợp bạn thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao, lao động nặng hay làm việc ở nơi có khí hậu nắng nóng thì lượng nước bổ sung hàng ngày cần tăng lên.

Nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong cơ thể của con người. Việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy không cần phải xuất hiện những dấu hiệu cơ thể thiếu nước mới uống, mà chúng ta cần phải có thói quen uống nhiều nước khi không cảm thấy khát nhé.

Rate this post