Posted By Huệ Posted On

Những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm cần bổ sung ngay

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục lục

Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm bạn cần chú ý

Chán ăn

Kẽm có tác dụng giúp chúng ta cảm nhận được vị giác và khướu giác, do đó nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, từ đó sẽ dễ sinh ra chán ăn, bỏ bữa.

Rụng tóc

Nguyên nhân gây ra rụng tóc đến từ nhiều phía, một trong số đó có thể là do thiếu kẽm, dẫn đến bệnh tự miễn khiến da đầu yếu làm cho tóc dễ gãy rụng. Vì thế, để có được một mái tóc dày bóng mượt bạn cần bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể. Bởi kẽm là khoáng chất thiết yếu đảm bảo cho sự nhân lên của tế bào, hấp thu protein và sản sinh ra collagen.

Dau-hieu-co-the-thieu-kem-can-bo-sung-ngay
Dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm cần bổ sung ngay

Xem thêm: Cơ thể bao nhiêu là nước? Mỗi ngày uống bao nhiêu nước là đủ?

Móng giòn dễ gãy và có đốm trắng

Móng mọc chậm, giòn và dễ gãy là dấu hiệu cho thấy lượng kẽm trong cơ thể không đủ để phát triển mô và tế bào ở móng, đặc biệt là khi móng xuất hiện những đốm trắng cho thấy bạn đã bị thiếu kẽm nặng.

Răng kém sáng bóng

Để có hàm răng chắc khỏe bạn cần phải bổ sung kẽm đầy đủ, nếu cơ thể có hàm lượng kẽm thấp răng dễ bị sứt mẻ, kém sáng bóng. Bởi kẽm là yếu tố thiết yếu và nó hiện diện tự nhiên trong nước bọt, men răng và mảng bám.

Loét miệng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ tăng nguy cơ bị loét miệng và thường bị tái diễn. Do đó bạn nên uống bổ sung kẽm hoặc tăng cường ăn những thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hải sản có vỏ, các loại hạt, đậu, trứng, yến mạch…

Suy giảm thị lực

Kẽm có tác dụng giúp bảo vệ đôi mắt và giảm các nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Vì thế nếu cơ thể bị thiếu kẽm sẽ dễ gặp phải các bệnh về suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng,…

Gây suy giảm trí nhớ

Kẽm có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền hệ thống thần kinh. Do đó, nếu cơ thể bị hụt kẽm sẽ gây tổn thương cho nhận thức và hệ thống thần kinh với các biểu hiện như là suy giảm trí nhớ, hay quên hoặc khó đọc.

Nếu tình trạng thiếu hụt kẽm không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, chỉ với những dấu hiệu nhỏ bạn đọc cũng không nên chủ quan nhé.

Xuất hiện mụn trứng cá

Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy 54% số người bị mụn trứng cá có mức kẽm thấp, điều này cho thấy những người có tỷ lệ kẽm thấp dễ bị nổi mụn trứng cá. Do đó trong thành phần thuốc để điều trị mụn trứng cá thường bổ sung kẽm.

Xương yếu

Canxi là chất thiết yếu rất cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu giúp cho xương phát triển và hình thành xương, với chức năng trong tăng trưởng, phát triển của tế bào, và thay mới collagen cần thiết để giúp cho xương luôn khỏe mạnh.

Vết thương lâu lành

Nguoi-thieu-kem-vet-thuong-lau-lanh-hon-nguoi-binh-thuong
Người thiếu kẽm vết thương lâu lành hơn người bình thường

Xem thêm: Các dấu hiệu cơ thể thiếu nước: Hãy bổ sung ngay

Kẽm có tác dụng giúp thúc đẩy khả năng đông máu khi cần thiết và giúp da nhanh khỏe mạnh. Những người thiếu kẽm nếu có vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường do quá trình sản xuất tế bào bị lâu hơn, nên thời gian hồi phục vết thương cũng kéo dài hơn.

Cơ thể dễ bị lạnh

Kẽm có tác dụng tạo dựng hàng rào kháng thể cho cơ thể, chính vì vậy những người thiếu kẽm hay cảm thấy ớn lạnh và cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn so với người bình thường.

Những người cần bổ sung kẽm cho cơ thể

Nhu cầu kẽm của mỗi người là khác nhau tuy nhiên cần phải bổ sung đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh, dưới đây là những người cần bổ sung kẽm:

  • Người ăn chay: Kẽm được tìm thấy trong nhiều sản phẩm từ thịt, mà những người ăn chay sẽ không ăn thịt, do vậy mà người ăn chay đặc biệt là người ăn chay trường cần bổ sung thêm 50% kẽm trong chế độ ăn uống so với người không ăn chay.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh thận: Những người này do bị rối loạn về đường tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng do vậy họ cần thêm thời gian để hấp thụ và giữ lại kẽm.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhu cầu của phụ nữ có thai và cho con bú sẽ nhiều hơn người bình thường để nuôi dưỡng thai nhi và trẻ nhỏ.
  • Người nghiện rượu: Những người nghiện rượu thường sẽ bị tổn thương đường ruột vì thế mà thường hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn hoặc do kẽm tiết ra qua đường nước tiểu nhiều hơn.
  • Đàn ông trưởng thành: Nếu đàn ông mất trưởng thành bị thiếu kẽm sẽ dễ sụt cân, mắc bệnh vô sinh, do vậy đây là đối tượng cần phải bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể.

Như vậy bài viết vừa chia sẻ đến bạn những dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm, nếu bạn thấy có một trong những dấu hiệu trên thì nên bổ sung kẽm ngay để phòng tránh những bệnh không mong muốn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Rate this post